Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều tòa nhà cao tầng thay phiên nhau mọc. Cây xanh càng thiếu trầm trọng thiên nhiên càng thu hẹp lại. Xe cộ ngày càng nhiều, khói bụi ngày càng tăng theo cấp số nhân. Sống trong môi trường ô nhiễm, công nghiệp hóa hiện đại hóa càng khiến con người muốn gần gũi với thiên nhiên hơn. Hãy cùng KingPot tìm hiểu một số cây lọc không khí hiệu quả nên trồng trong nhà nhé!
1. Lô hội- CÂY LỌC KHÔNG KHÍ HIỆU QUẢ
Lô hội hay nha đam có tên khoa học là Aloe vera. Chị em sử dụng như một loại mỹ phẩm thần thánh để làm đẹp, dịu vết cháy nắng, vết thương do bỏng hiệu quả. Không những thế, lô hội còn có tác dụng tốt trong việc loại bỏ fomandehit, benzene trong không khí.
Ngoài tác dụng điều trị bệnh, làm đẹp, lọc không khí hút tia phóng xạ, thì lô hội còn được trồng làm cây cảnh.
Ngoài ra, lô hội còn có khả năng điều hòa và thanh lọc không khí, hút tia phóng xạ. Nó cung cấp oxy, hút các loại khí độc hại và tiêu diệt vi khuẩn. Nhờ đó bầu không khí trở nên trong lành.
Loại cây cảnh này mang ý nghĩa phong thủy rất tốt. Do đó nó được nhiều người trồng trên ban công, sân vườn, phòng ngủ, phòng làm việc.
Lô hội được trồng trong chiếc chậu nhỏ xinh xinh nhìn rất đẹp mắt. Nó là món đồ trang trí vô cùng dễ thương trong phòng ngủ hay trên bàn làm việc. Màu xanh của lá mang đến cho chủ nhân cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn. Do đó bạn sẽ có giấc ngủ sâu hơn hoặc là có những giờ làm việc hiệu quả hơn.
2. Lan Ý- CÂY LỌC KHÔNG KHÍ HIỆU QUẢ
Tên khoa học là Spathiphyllum “Mauna Loa”, lan ý hay huệ hòa bình là cây ưa ẩm, có thể sống tốt ở môi trường thiếu sáng.
Trong môi trường sống con người luôn phải đối mặt với các tia bức xạ mặt trời. Bức xạ từ các thiết bị điện tử các tia bức xạ khiến cơ thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Lan ý là một trong số ít các loại cây cảnh làm giảm tác hại của các tia này đến cơ thể con người.
Cây không chỉ có tác dụng giữ ẩm và còn điều hòa không khí giúp tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà. Là một số ít trong các loài cây có tác dụng hấp thụ các chất độc hại. Chúng bay lơ lửng trong không khí sinh ra từ việc đốt cháy như benzen, formandehyl và các chất ô nhiễm khác.
Lan ý lúc nở hoa đem đến cho con người cảm nhận về một vẻ đẹp quý phái. Lá cây xanh mướt chen giữa những bông hoa trắng mướt tạo nên sự thanh cao và trong trắng, khoáng đạt đêm đến cảm giác thư giãn, yên bình cho gia đình bạn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học khi đặt cây lan ý trong phòng chúng sẽ giúp cân bằng các tia điện từ xuất phát từ tivi, radio, máy tính… Những nhà có người thân bị bệnh ung thư phải trả qua điều trị bức xạ cũng nên đặt cây lan ý trong phòng. Cây này còn tốt cho những người mắc chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi và các bệnh cấp tính khác.
*Chú ý: cây lan ý là loài cây thích hợp trồng trong nhà, văn phòng vì vậy nếu mang ra nơi có ánh nắng trực tiếp cây sẽ bị héo nhanh chóng
Cây chủ yếu được nhân giống bằng hai cách đó là gieo bằng hạt và tách cây con từ cụm cây mẹ để trồng. Cả hai cách cây đều sinh trưởng tốt thời điểm nhân giống tốt nhất là mùa xuân vì cây sẽ sinh trưởng tốt nhất và cho hoa đẹp vào dịp cuối năm.
3. Lưỡi hổ- CÂY LỌC KHÔNG KHÍ HIỆU QUẢ
Lưỡi Hổ là cây phong thủy trừ tà ma, bùa chú, mang may mắn đến cho người trồng. Không chỉ vậy, cây còn là cây cảnh thanh lọc không khí cực tốt. Những chất như fomandehit, benzen, tricloetylen, xylen và toluen đều được cây hấp thụ hết. Đặc biệt, Lưỡi Hổ còn có thể trồng được trong phòng ngủ, giúp chúng ta có giấc ngủ sâu hơn bởi cơ chế nhả oxy vào ban đêm.
Cây lưỡi hổ trồng trong nhà giúp lọc không khí rất tốt, là một trong số ít các loại cây có khả năng lọc không khí cả ngày lẫn đêm.
Nasa từng nghiên cứu và công bố công dụng của cây lưỡi hổ khả năng lọc không khí rất tốt hấp thụ tới 107 loại độc tố, hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường, tia phóng xạ không khí qua ta.
Cây lưỡi hổ rất dễ trồng và chăm sóc, cần đặt cây nơi có ánh sáng trường hợp trong bóng râm thì 10 ngày đem ra sáng 1 lần.
Cây chịu hạn tốt nhưng cũng không nên để đất quá khô hoặc quá ẩm ướt.
4. Ngọc ngân- CÂY LỌC KHÔNG KHÍ HIỆU QUẢ
Cây Ngọc Ngân là cây ưa mát, không chịu được những nơi có cường độ ánh sáng cao, do đó bạn hoàn toàn có thể trồng ngay trong nhà. Nhưng bạn vẫn hãy thường xuyên tắm nắng buổi sáng hoặc chiều muộn để cây quang hợp để cây luôn khỏe mạnh.
Ngọc Ngân có thể phát triển bình thường ở môi trường nhiệt độ phòng từ 20 đến 30 độ C. Bạn hoàn toàn có thể đặt chậu Ngọc Ngân trong phòng có điều hòa mà không lo ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây.
Bên cạnh việc làm cây cảnh trang trí, cây cảnh để bàn, những cặp tình nhân có thể chọn Ngọc Ngân làm quà tặng nhân dịp lễ tình nhân, những ngày kỷ niệm đẹp trong tình yêu…
Bạn muốn không gian sống, không gian làm việc của mình trở nên tươi mát, giảm đi sự ngột ngạt và bí bách.
5. Trầu bà- CÂY LỌC KHÔNG KHÍ HIỆU QUẢ
Trầu bà thuộc loại cây cực kỳ dễ chăm sóc không có đòi hỏi gì cao về ánh sáng, nước hay môi trường. Dù trong môi trường nắng nóng cây vẫn có thể sống nhưng sẽ bị cháy là không được đẹp. Còn điều kiện trong nhà có ánh nắng nhẹ thì quả là một điều kiện lý tưởng. Vì vậy cây rất phù hợp làm cây cảnh trong nhà.
Cây Trầu bà có nhiều loại làm cảnh quen thuộc như Trầu Bà Vàng, Trầu Bà Xanh, Trầu Bà Cẩm Thạch, Trầu Bà Sữa, Trầu Bà Leo Cột, … Giống cây này được coi là cây cảnh lọc không khí tốt nhất. Bởi theo nghiên cứu của NASA, cây có thể hấp thu benzene, fomandehit, tricloetylen, toluene và xylen.
Đặc biệt, Trầu bà là cây dây leo, sức sống mạnh mẽ, trồng trong đất hay trong nước. Dù ở đâu đều sinh trưởng tốt, trong chậu treo hay chậu để bàn đều được.
6. Ngũ gia bì- CÂY LỌC KHÔNG KHÍ HIỆU QUẢ
Nhiều người biết đến Ngũ Gia Bì như là cây thuốc nam chữa nhiều bệnh, giúp an thần, ngủ ngon giấc hay đuổi được muỗi.
Một số khác cũng cho rằng cây Ngũ Gia Bì là cây cảnh phong thủy mang lại cuộc sống yên ấm, hòa thuận, bình an cho người trồng.
Vậy bạn đã biết đến tác dụng lọc không khí của cây Ngũ Gia Bì chưa? Có thể khẳng định đây là cây cảnh lọc khí độc và khói bụi rất tốt đấy nhé.
7. Cây phú quý- CÂY LỌC KHÔNG KHÍ HIỆU QUẢ
Cây phú quý cũng được biết đến với khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ các khí độc gây hại cho con người và giảm bớt khói bụi.
Cây phú quý được trồng nhiều để trang trí trong nhà ở, quán cafe, văn phòng làm việc hoặc những quầy kế toán, tiếp tân, thu ngân. Cây có tác dụng lọc không khí rất tốt, loại bỏ được formaldehyde, benzen, giảm bớt khói bụi cho môi trường sống trong lành hơn.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trồng cây phú quý tại bàn làm việc. Cây sẽ lan tỏa nguồn năng lượng tích cực sang cho bạn, giúp người trồng giải tỏa được căng thẳng, phấn chấn vui vẻ hơn để làm việc hiệu quả. Ngoài ra, đây còn là món quà tặng rất phù hợp nhân dịp khai trương, tân gia, lễ tết.
8. Cây cau kiểng– CÂY LỌC KHÔNG KHÍ HIỆU QUẢ
NASA cho biết Cau kiểng là một trong những cây cảnh có khả năng lọc bỏ benzene và tricloetylen có trong không khí khá hiệu quả. Cây nhỏ nhắn xinh xắn, sống được trong bóng râm nên thích hợp trồng trang trí trong nhà. Lưu ý khi trồng cây này là lá cây dễ héo để thay lá mới nên cần cắt tỉa thường xuyên.
Với tán lá xanh mướt như một cây dừa mini, cau tiểu trâm mang đến không khí trong lành tự nhiên, cải thiện tâm trạng của mỗi người. Hơn thế, cau tiểu trâm còn đem may mắn đến cho người sở hữu. Không cần dùng đến các loại máy lọc không khí tốn kém. Chỉ cần trưng vài chậu cau tiểu trâm trong phòng bạn đã có bầu không khí tuyệt vời
9. Cây thanh tâm– CÂY LỌC KHÔNG KHÍ HIỆU QUẢ
Công việc áp lực khiến tinh thần bạn căng thẳng và mệt mỏi. Vào những lúc như vậy hãy giải tỏa bản thân bằng các chậu cây xanh trên bàn làm việc của mình.
Đây là loài cây ưa bóng râm và ưa ẩm, sống chủ yếu ở các nước nhiệt đới. Cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp tách bụi. Có thể trồng và phát triển ở cả môi trường. Cây thường được trồng nhằm mục đích trang trí, làm cây cảnh.
Cây xanh còn có công dụng thanh lọc không khí cũng như cung cấp nhiều oxy và nguồn năng lượng tốt. Cây có thể đặt tại sảnh lớn hay bàn tiếp tân của các công ty như một lời chào đón với khách hàng. Có thể dụng cây như một món quà dành tặng cho người thân yêu hay đồng nghiệp của mình.
♻️♻️♻️ Với 9 loại cây lọc không khí ở trên, và nhiều cây khác, qua quá trình hút khói bụi và khí độc hại, thường thì lá cây sẽ bám bẩn. Chúng ta sẽ dễ dàng quan sát được mức độ ô nhiễm của không khí dựa vào màng bụi bám trên lá cây. Bụi màu càng sậm, càng dày đặc thì không khí càng ô nhiễm. Riêng với cây Nha Đam, các đốm nâu trên lá xuất hiện nhiều và đậm màu chứng tỏ không khí đang bẩn ở mức đáng báo động.
Các bài viết liên quan